Tin tức về Tấm nhựa Prowood
Tiết kiệm chi phí với trần nhựa PVC
Mặc dù không phải là nội thất chính trong căn nhà nhưng trần nhà lại là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cảm nhận không gian của mỗi người. Trần nhà không chỉ tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, tạo điểm nhấn cho các phòng mà còn có tác dụng chống nóng, chống ẩm ướt, cách âm… Chính vì thế, ngày nay việc lựa chọn vật liệu làm trần nhà được các gia chủ lựa chọn rất kĩ lưỡng và cẩn thận. Chọn loại vật liệu nào vừa nhẹ, dễ thi công, độ bền cao mà lại có tính thẩm mỹ cao?
Trần thạch cao có lẽ là trần phổ biến trong cả công trình công cộng và dân dụng nhờ khả năng chống nóng, cách nhiệt, cách âm linh hoạt. Ưu điểm của trần thạch cao là đa dạng mẫu mã và tính thẩm mỹ cao. Với đặc tính nhẹ và công nghệ tạo bọt hiện đại, thạch cao không bắt lửa, không sinh khói bụi như một số loại vật liệu khác. Trần vách thạch cao còn rất bền, mát, cách âm, tạo được hoa văn theo ý thích và không bị nấm mốc. Bên cạnh những ưu điểm, trần thạch cao vẫn tồn tại một số nhược điểm như rất kị với nước, nếu bị ngấm nước thạch cao sẽ nhanh bị ố vàng và rất xấu. Thứ hai, sử dụng lâu ngày trần thạch cao bị co lại làm xuất hiện các vết nứt trên trần nhà, đặc biệt ở những vị trí trét xi măng. Hiện tượng này thường xảy ra với trần chìm. Những vết nứt sẽ lớn dần và gây mất thẩm mỹ.
Bạn cũng có thể sử dụng trần nhà làm bằng gỗ công nghiệp. Với trần nhà gỗ công nghiệp mang đến cho không gian nhà bạn vẻ đẹp sang trọng, thân thiện, gần gũi, ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè. Nếu bạn sử dụng gỗ công nghiệp chất lượng tốt như MDF lõi xanh chống ẩm thì trần nhà có khả năng chịu nước khá tốt, bền màu nên có tuổi thọ khá cao. Tuy nhiên, trần gỗ công nghiệp gặp phải một nhược điểm là dễ bị mối mọt, gặp nước thì nhanh bị mục nát, cong vênh, bong tróc ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà. Nguy hiểm hơn khi gỗ công nghiệp bị mục nát sẽ bốc mùi rất khó chịu từ chất độc hại formaldehyde gây nhiều tác hại nghiêm trọng cho da và hệ thống hô hấp, các bệnh về bạch cầu, gây ung thư nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là ung thư đường hô hấp như mũi, họng, phổi…
Là vật liệu hiện đại, trần nhựa PVC khắc phục được những nhược điểm của trần tuyền thống. Đó là khả năng chịu nước tuyệt đối, không lo bị ẩm mốc, trương nở khi gặp nước; mối mọt không thể tấn công bởi thành phần chính là bột nhựa. Tấm trần nhựa có trọng lượng nhẹ nên thi công rất dễ dàng. Ngoài ra, nhờ khả năng chậm cháy và không duy trì ngọn lửa, trần nhựa PVC giảm sự lan tỏa đám cháy tránh được thiệt hại về cả con người và vật chất.
Chính vì thế, sử dụng tấm trần nhựa không chỉ an toàn mà còn tiết kiệm chi phí cho gia đình bạn.
Hơn thế nữa, với tấm trần nhựa được phủ bề mặt Laminate sẽ tạo ra trần nhựa giả gỗ đem đến cho không gian ấm áp, gần gũi với thiên nhiên, đáp ứng mọi nhu cầu thẩm mỹ bởi hơn 200 màu vân gỗ của bộ sưu tập Pro Laminate.
Bạn có thể lựa chọn các loại trần nhà bằng nhựa là trần chìm và trần thả
Ưu điểm của trần nổi là thi công khung xương trước, tấm trần nhựa thả hay tấm trần nhựa 600 x 600 định hình cố định sau đó được thả vào khung xương; khi sửa chữa dễ dàng, bạn có thể tháo rời hoặc thay tấm hỏng. Trần nổi phù hợp với các công trình lớn, nhà xưởng, hội trường… Tuy nhiên, tính thẩm mỹ của trần nổi không bằng trần chìm.
Ưu điểm của trần chìm là đẹp, phẳng, có thể tạo nhiều hoa văn. Trần chìm dễ kết hợp với đèn trang trí, cắt, ghép… nên có thể thiết kế nhiều hình dạng và không gian khác nhau. Khuyết điểm của trần chìm là không thể sửa từng tấm nếu trần hỏng hoặc ố màu. Bạn phải gỡ nguyên trần để sửa nhà.
Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không tìm hiểu ngay giá trần nhựa pvc!
Tin tức khác
- Báo giá tấm ván nhựa pvc giá rẻ mới nhất 2020 tại Hà Nội
- Khám phá 3 xu hướng màu sắc trang trí nội thất 2018
- Tấm nhựa PVC lựa chọn tối ưu cho nội thất trường học
- Không gian đa phong cách với vách ngăn phòng bằng nhựa
- Cách dọn, giữ bếp sạch sẽ, bền lâu
- 10 ứng dụng tuyệt vời của tấm nhựa phủ bề mặt Laminate
- Xu hướng sử dụng tủ chậu lavabo trong phòng tắm
- Sang trọng, hiện đại với tủ bếp nhựa bàn đảo
- Thư thái với phong cách thiết kế nội thất tối giản
- Có nên dùng tấm nhựa PVC làm vật liệu ốp tường chống ẩm mốc, mối mọt?